Bài viết
Viêm loét giác mạc gây phá hủy các mô giác mạc dẫn tới hoại tử các tổ chức ở giác mạc do sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng. Đây là một bệnh lý giác mạc xảy ra khá phổ biến, nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Các di chứng có thể để lại như sẹo giác mạc, teo nhãn, thậm chú mù lòa.
Viêm loét giác mạc – Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét giác mạc gây phá hủy các mô giác mạc dẫn tới hoại tử các tổ chức ở giác mạc do sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng. Đây là một bệnh lý giác mạc xảy ra khá phổ biến, nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Các di chứng có thể để lại như sẹo giác mạc, teo nhãn, thậm chú mù lòa.
Viêm loét giác mạc là gì?
Giác mạc là một lớp mô trong suốt phía trước mắt, bao phủ mống mắt và đồng tử tròn, giống như một tinh thể đồng hồ bao phủ mặt đồng hồ. Giác mạc giống như một cửa sổ cho phép ánh sáng đi vào mắt. Tuy nhiên, nếu không được bảo vệ, giác mạc rất dễ bị xâm lấn và tổn thương dẫn đến viêm, loét do vi khuẩn, vi rút và nấm gây nên.
Loét giác mạc (còn được gọi là viêm giác mạc) là một vết loét hở hình thành trên giác mạc. Loét giác mạc thường là do nhiễm trùng mắt, nhưng tình trạng khô mắt nghiêm trọng hoặc các rối loạn mắt khác có thể gây ra. Ngay cả những chấn thương nhỏ ở mắt hoặc xói mòn do đeo kính áp tròng quá lâu cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Triệu chứng của bệnh viêm loét giác mạc
Các triệu chứng bao gồm:
- Đỏ mắt, sưng mí mắt
- Đau nhức mắt nghiêm trọng
- Cảm giác mắt có dị vật
- Chảy nước mắt
- Mắt có mủ hoặc tiết dịch
- Mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng
- Đục giác mạc, có đốm trắng trên giác mạc, có thể có hoặc không thể nhìn thấy khi nhìn vào gương
Loét giác mạc có thể làm hỏng thị lực của người bệnh, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị. Người bệnh cần thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bệnh như: tầm nhìn thay đổi, các cơn đau trở nên dữ dội và mắt tiết dịch mủ.
Nguyên nhân của viêm loét giác mạc
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra các vết loét giác mạc.
- Nhiễm khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…)
- Nhiễm vi-rút như vi-rút herpes simplex (gây mụn rộp ở môi) hoặc vi-rút varicella (gây bệnh thủy đậu và bệnh zona)
- Nhiễm nấm như Fusarium, Aspergillus hoặc Candida. Những bệnh nhiễm trùng này rất hiếm.
- Nhiễm ký sinh trùng với Acanthamoeba, một loại amip có trong nước và bụi bẩn. Đặc biệt, ký sinh trùng này thường thấy ở những người đeo kính áp tròng.
- Biến chứng của các bệnh về mắt khác như mắt hột, khô mắt, viêm kết mạc, lông mi quặm…
- Tổn thương giác mạc vì bị các vật thể bắn vào mắt.
- Sử dụng kính áp tròng không được vệ sinh sạch sẽ
- Tự ý sử dụng thuốc tra mắt chứa corticoid khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Làm thế nào để ngăn ngừa loét giác mạc?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa loét giác mạc là tìm cách điều trị ngay khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng mắt hoặc ngay khi mắt của bạn bị thương.
Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm:
- Tránh ngủ khi vẫn đeo kính áp tròng.
- Làm sạch và khử trùng kính áp tròng trước và sau khi đeo.
- Rửa mắt để loại bỏ các dị vật
- Rửa tay trước khi chạm vào mắt
Các phương pháp điều trị viêm loét giác mạc
Điều trị bằng thuốc
- Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm loét giác mạc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh, kháng vi-rút hoặc kháng nấm. Để điều trị cơn đau, bác sĩ cũng có thể cho uống thuốc giảm đau.
Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc không cho tiến triển khả quan, bệnh nhân có thể được chỉ định ghép giác mạc. Theo các bác sĩ, ghép giác mạc là một phẫu thuật khá an toàn. Nhưng giống như bất kỳ ca phẫu thuật nào, đều có rủi ro. Ghép giác mạc có thể gây ra các biến chứng sức khỏe trong tương lai như:
- Mắt của người bệnh từ chối nhận mô của người hiến tặng. Đây là tình trạng đào thải mô khi không tương thích ở người nhận giác mạc.
- Phát triển bệnh tăng nhãn áp
- Nhiễm trùng mắt
- Đục thủy tinh thể
- Sưng giác mạc
Theo dõi điều trị
- Người bệnh cần theo dõi tình trạng mắt và tuân thủ phương pháp điều trị cũng như lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Ngân hàng Mắt với Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 là cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ. Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 277 227 hoặc đăng ký qua fanpage của bệnh viện.
Recent Posts
Thứ năm 19, 12 2024
Chàng hoạ sỹ “một tay” thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bốThứ ba 03, 12 2024
Trường hợp đầu tiên của tỉnh Hòa Bình hiến tặng giác mạcThứ ba 03, 12 2024
Lan tỏa lòng nhân ái từ hành động hiến giác mạc của cụ ông 86 tuổi